4 Cách kiểm tra tính pháp lý của dự án bất động sản chuẩn 2023

Ngày đăng: 02:46 PM 04/01/2023 - Lượt xem: 332

 Pháp lý là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc quyết định có nên mua bất động sản đó hay không. Tuy nhiên, không phải người mua bất động sản nào cũng am hiểu về luật, nên dễ xảy ra thua thiệt, tranh chấp. Dưới đây là 4 cách kiểm tra tính pháp lý bất động sản đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn đạt hiệu quả chính xác cao mà chủ đầu tư cần lưu ý khi thực hiện giao dịch bất động sản. 

 1. Kiểm tra pháp lý thông qua ngân hàng

 Ngân hàng là một trong những cách giúp bạn kiểm tra được tính pháp lý bất động sản vô cùng chính xác bởi những dự án ngay khi nhận được đề xuất vay vốn của khách hàng sẽ được ngân hàng rà soát nhằm tránh rủi ro, nợ xấu.

 Do đó, khi có nhu cầu muốn mua bất động sản nào đó, bạn hãy chủ động đi vay vốn ngân hàng, nghiệp vụ của ngân hàng về pháp lý sẽ bảo vệ được quyền lợi của người mua. Nếu bạn phát hiện dự án không được cho vay có nghĩa tính pháp lý của ngân hàng đó chưa ổn, cần lưu ý hoặc tránh xa.

 2. Kiểm tra giấy phép hoạt động của bất động sản

 Trước khi xuống tiền cho một dự án bất động sản nào đó, có hai loại giấy thông hành mà người mua cần kiểm tra, gồm văn bản thông báo dự án đủ điều kiện bán do Sở Xây dựng cấp và chứng thư bảo lãnh của ngân hàng.

 Trong đó, văn bản thông báo đủ điều kiện bán sẽ xác nhận dự án đó đã hoàn tất phần móng và các vấn đề pháp lý liên quan. Theo quy định của luật thì đây là thời điểm hợp pháp mà chủ đầu tư được phép huy động vốn từ khách hàng.

 Về chứng thư bảo lãnh ngân hàng đó là điều kiện được quy định trong Thông tư của ngân hàng Nhà nước nhằm bảo vệ cho khách hàng mua chung cư hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Những dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai của chủ đầu tư phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính.

Đối với một dự án BĐS, có hai loại giấy thông hành gồm văn bản thông báo dự án đủ điều kiện bán do Sở Xây dựng cấp và chứng thư bảo lãnh của ngân hàng.

 3. Khảo sát thực tế và so sánh với thông tin trên văn bản

 Một cách kiểm tra tính pháp lý cực kỳ chính xác nữa mà người mua cần lưu tâm đó là so sánh thực tế với thông tin trên văn bản mà chủ đầu tư cung cấp. Cách này có thể mất chút thời gian nhưng giúp người mua tránh được rủi ro.

 Với những dự án chung cư, cần kiểm tra xem dự án đó đã đủ điều kiện để chủ đầu tư ký kết hợp đồng huy động vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hay đủ điều kiện để ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai chưa.

Với những dự án nhà ở riêng lẻ, trước khi mua phải xem xét kỹ các loại văn bản sau:

- Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hay Sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất)

- Thông báo và biên lai nộp thuế trước bạ, bản vẽ hiện trạng ngôi nhà

- CMND, sổ hộ khẩu của bên bán để tránh trường hợp giao dịch với chủ thể không có thẩm quyền

4. Tìm đến các cơ quan chức năng

 Một số địa phương đã cho phép người dân kiểm tra pháp lý dự án ngay trên ứng dụng trực tuyến nhằm hạn chế tình trạng huy động vốn trái phép, bán dự án ma và lừa đảo bất động sản. Riêng TP.HCM, Sở Xây dựng đã cho ra mắt ứng dụng cho phép người dân tra cứu thông tin dự án bất động sản. Điều này sẽ hỗ trợ người dân trong việc tìm hiểu pháp lý của bất động sản trước khi quyết định mua.

Facebook