Ngày đăng: 03:15 PM 08/12/2022 - Lượt xem: 293
Thị trường bất động sản 2023: Kỳ vọng và điểm sáng
Bước vào thời điểm cuối của năm 2022, thị trường bất động sản ngày càng bộc lộ rõ những khó khăn trước tác động của các chính sách siết chặt về nguồn vốn. Bên cạnh đó, thị trường còn phải đối mặt với nhiều trở ngại đặt ra bởi chính sách và định hướng lớn liên quan đến pháp luật đất đai, thủ tục đầu tư, pháp lý của dự án cũng như áp lực lạm phát và lãi suất ngân hàng, lãi suất cho vay, tỷ giá ngoại tệ… Giao dịch bất động sản có xu hướng chững lại, thị trường trầm lắng, thanh khoản yếu. Tuy nhiên, các chuyên gia kỳ vọng thị trường sẽ khởi sắc hơn.
Ở khía cạnh tích cực, có thể thấy thị trường đang thanh lọc để trở nên minh bạch hơn. Nền kinh tế vẫn duy trì xu hướng phục hồi và tăng trưởng. Thời điểm năm 2023 sẽ là giai đoạn phục hồi của bất động sản trong trung và dài hạn. Thời gian tới, với sự dịch chuyển của dòng vốn FDI cùng chính sách điều tiết của Chính phủ sẽ là động lực để bất động sản bứt phá.
Nếu đợi năm 2023, có thể diễn biến thị trường sẽ đi lên, giá bất động sản lại tăng
Nhà đầu tư nên cắt lỗ thu hồi vốn sớm hay chờ đợi tín hiệu sáng từ thị trường?
Với nhà đầu tư vốn mỏng, đang chịu áp lực gồng gốc lãi cho khoản tiền từ đòn bẩy tài chính có lẽ đây là giai đoạn đầy căng thẳng. Nếu chọn phương án bán cắt lời, khả năng thanh khoản sản phẩm không hề dễ dàng nhất là đối với loại hình đất nền, đất thổ cư.
Nếu chọn phương án cắt lỗ sâu, khả năng thanh khoản có thể đến dễ dàng nhưng với nhà đầu tư, họ phải chấp nhận “đau thương” khi mất đi lợi nhuận, cắt xén phần vốn.
Nếu đợi năm 2023, có thể diễn biến thị trường sẽ đi lên, giá bất động sản lại tăng. Nhưng nếu ở chiều ngược lại, thị trường tiếp tục với khó khăn, giá bất động sản còn hạ nhanh chóng.
Bức tranh dòng vốn của thị trường bất động sản
Đầu năm 2022, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, thế nhưng đến gần cuối năm thì thị trường có nhiều biến động và cho thấy sự trầm lắng đáng quan ngại.
Trong 9 tháng đầu năm, nguồn cung và lượng tiêu thụ ghi nhận tăng đáng kể ở hầu hết phân khúc so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể, ở phân khúc căn hộ: Nguồn cung tăng 64%, lượng tiêu thụ tăng 55%. Riêng bất động sản nghỉ dưỡng ghi nhận có sự hồi phục tích cực ở phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố, nguồn cung lần lượt tăng 78% và 250%.
Điểm sáng thị trường rơi vào quý I kéo dài đến giữa quý II, các chỉ số đều tăng đáng kể. Tuy nhiên, tình hình thị trường đảo chiều nhanh chóng, liên tục suy giảm và rơi vào “trầm lắng” như hiện nay, khi cơ quan quản lý Nhà nước bắt đầu tăng cường kiểm soát tín dụng vào bất động sản. Bên cạnh đó, tình hình địa chính trị và kinh tế trên thế giới ngày càng phức tạp và khó khăn, kéo theo tác động tiêu cực đến thị trường trong nước bao gồm cả lĩnh vực bất động sản.